Đặt hẹn chữa các bệnh lý ở tai và phục hồi thính lực với TS-BS Bernard Colin

Bạn đang có những bệnh lý về tai nghiêm trọng, giảm thính lực, điếc viêm tai mãn tính, xốp xơ tai… và cần gặp một chuyên gia để điều trị? Hãy đặt hẹn với Tiến sĩ bác sĩ Bernard Colin - chuyên gia điều trị và phẫu thuật các bệnh lý ở tai.

Từ ngày 31/03 đến 15/04, Tiến sĩ - bác sĩ Bernard Colin sẽ trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện FV.

Để đặt hẹn với Tiến sĩ - bác sĩ Bernard Colin, vui lòng liên hệ khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện FV: (08) 54 11 33 41 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7711.

Tiến sĩ Bernard Colin có hơn 35 năm kinh nghiệm và từng là trưởng khoa Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện St. Luc, Lyon, Pháp. Thế mạnh của ông là các phẫu thuật tai điều trị điếc, viêm tai mãn tính, vá màng nhĩ, tái tạo chuỗi xương dẫn truyền âm thanh, phẫu thuật điều trị bệnh xốp xơ tai… Từ năm 2003 đến nay, năm nào bác sĩ Bernard Colin cũng đến Việt Nam làm việc 2 tuần tại khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện FV, để trực tiếp điều trị hoặc phẫu thuật cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về tai, đặc biệt là những ca phức tạp.

Đăng ký thi đấu và tài trợ giải quần vợt FV mở rộng năm 2014

Như thường lệ hàng năm, Bệnh viện FV tổ chức Giải Quần Vợt FV Mở rộng nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết, giao lưu và thắt chặt thêm mối thân tình giữa các nhân viên nội bộ bệnh viện, với các bác sĩ và nhân viên các bệnh viện bạn, các nhà tài trợ đồng hành cùng với FV và các khách hàng, hội viên đã tin tưởng chọn FV là nơi chăm sóc sức khỏe. Năm 2014, giải đấu một lần nữa lại thổi bùng tinh thần đam mê thể thao của đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện FV.

Hãy cùng chúng tôi tham gia Giải Quần Vợt FV Mở rộng 2014 đầy sôi động.

Bí quyết ăn uống phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (THK) là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi. Dưới đây là một số gợi ý quan trọng giúp bạn có một chế độ ăn uống phù hợp giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.

Thực phẩm từ động vật
Người THK có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm "ăn gì bổ nấy", do vậy, để phòng ngừa thoái hóa khớp, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những "dược liệu" tự nhiên này.

Lưu ý khi chữa trị bệnh đau khớp gối

Đau khớp gối là một trong những căn bệnh thường thấy nhất ở tuổi già. Tuy nhiên, mặc dù được nhắc đến rất nhiều, liệu bạn đã biết chữa trị bệnh này đúng cách?

Tuy nhiên, đau khớp gối chỉ là triệu chứng của rất nhiều bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối; viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp; viêm tổ chức phần mềm quanh khớp); thoái hóa khớp gối hoặc trong các bệnh u ác tính (u nguyên phát hoặc thứ phát ở xương, tổ chức mềm gần khớp), bệnh mạch máu (hoại vô mạch…).

Chính vì vậy, phải xác định rõ tính chất đau khớp (đau một điểm hay đau toàn bộ khớp gối, đau có tăng lên khi vận động…); đau có kèm theo viêm khớp gối và tràn dịch khớp gối hay không; đau khớp có kèm theo hạn chế vận động khớp hay không; đau khớp gối có kèm theo sốt, đau các khớp khác không…?

Ở lứa tuổi trẻ nếu chỉ đau khớp gối đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng viêm khớp (sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối, hoặc có khi sưng khớp gối rất to do tràn dịch khớp) thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân đau do chấn thương (ngã, bước hụt chân, đi guốc dép quá cao, căng kéo khớp gối thô bạo khi tập thể dục…); hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu (ngồi làm việc quá lâu không thay đổi tư thế, đứng quá lâu…).

Trường hợp này chỉ nên xoa bóp khớp và vận động khớp nhẹ nhàng, có băng chun bảo vệ khớp gối khi tập thể thao. Nếu hiện tượng đau khớp này xảy ra người trên 40-50 tuổi phải nghĩ đến nguyên nhân đau khớp gối do thoái hóa khớp và cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp: vận động liệu pháp, massage, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sự bền vững của sụn khớp. Mặt khác, đau khớp gối ở người cao tuổi cần lưu ý đến tình trạng loãng xương kết hợp với thoái hóa khớp.

Nếu đau khớp gối với các điểm đau cố định, đau tăng khi vận động phải lưu ý đến trường hợp viêm các điểm bám gân như viêm lồi cầu xương chày, viêm gân cơ tứ đầu đùi… Đau khớp gối kèm theo hiện tượng sưng nóng đỏ tại khớp gối, tràn dịch khớp gối… nên đến tư vấn tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Nguồn: Bệnh viện FV

Trung Tâm Gan Mật Bệnh viện FV

Trung Tâm Gan Mật Bệnh viện FV được trang bị hoàn chỉnh và chuyên biệt. Khoa do Giáo sư Patrice Cacoub, một trong những chuyên gia điều trị viêm gan hàng đầu tại châu Âu thành lập vào năm 2005. Các bác sĩ chuyên khoa Gan Mật Bệnh viện FV là những người am hiểu kiến thức và có chuyên môn sâu về các phương pháp phẫu thuật hiện đại cũng như các giải pháp phi phẫu thuật thay thế. Nhờ đó, họ sẽ giúp bệnh nhân đạt được kết quả điều trị tốt nhất, đồng thời giảm thiểu những bất tiện và thời gian hồi phục của căn bệnh.

Các bệnh về gan:

Máy Fibroscan tầm soát và xác định mức độ xơ gan
[​IMG] ​

FV là bệnh viện thứ tư trên cả nước trang bị máy Fibroscan. Bệnh nhân sẽ được thực hiện Fibroscan với đội ngũ bác sĩ lành nghề của khoa Tiêu hóa - Gan mật, Trưởng khoa là bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn, chuyên gia cao cấp về Fibroscan tại Đông Nam Á của công ty Echosens, Pháp (nhà phát minh ra máy Fibroscan). 

Tầm soát và chẩn đoán xơ gan bằng Fibroscan được thực hiện tương tự như làm siêu âm và có kết quả nhanh sau vài phút. Tùy từng trường hợp, Fibroscan có thể thay thế kỹ thuật sinh thiết gan hoặc giúp bác sĩ đưa ra các bước tiếp theo để chẩn đoán bệnh. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần làm Fibroscan là đã có đủ thông tin để quyết định điều trị mà không cần phải làm sinh thiết. Hơn nữa, Fibroscan không gây đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe nên có thể được thực hiện nhiều lần để theo dõi sự tiến triển mức độ xơ hóa trong gan cũng như để theo dõi hiệu quả của điều trị.

Ung thư gan
 

  • Viêm gan siêu vi B - là một căn bệnh lây nhiễm, nếu không được kiểm tra sẽ có thể gây nên bệnh xơ gan và ung thư gan. 
  • Siêu vi viêm gan B còn được gọi là virus gây ung thư. 
  • Viêm gan siêu vi C - là căn bệnh do vi rút gây nên và có thể diễn tiến âm thầm trong một thời gian dài nếu không được khám chuyên khoa và xét nghiệm máu đúng đắn.
Các bệnh về túi mật:

  • Sỏi túi mật
  • Viêm túi mật và viêm ống mật
  • Các dạng ung thư

Lưu ý khi trẻ bị viêm xoang

Làm thế nào để có thể nhận biết được trẻ đang mắc bệnh viêm xoang và bệnh viêm xoang có tác hại đến như thế nào đến trẻ? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu sâu thêm nhé!

1. Làm sao để biết con bị viêm xoang?
Nếu con bạn bị cảm lạnh kéo dài, rất có thể hệ lụy kéo theo sẽ là nhiễm trùng xoang (viêm xoang). Trẻ em bị dị ứng đường hô hấp, mặc dù không sốt hay có triệu chứng nào khác cũng có thể dẫn tới viêm xoang.

Cho bé nằm ăn dễ bị viêm tai giữa?

Có một số nhân tố có thể làm tăng nguy cơ viêm tai như cho bé ăn, bú nằm hay bé tiếp xúc với khói thuốc lá sớm. Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá sớm thường có nguy cơ viêm tai giữa nhiều hơn.

Vì thế, cha mẹ không nên cho bé ăn hay bú nằm vì vòi nhĩ (vòi thông giữa tai và vòm mũi họng) của bé ngắn , nằm ngang, và rộng nên khi ăn nằm sữa hay đồ ăn lỏng dễ bị đẩy vào tai giữa gây viêm tai giữa. Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên tập cho trẻ tư thế khi ăn, nếu trẻ có thể ngồi vững thì cho cháu ngồi ghế tập ăn dành riêng cho trẻ nhỏ. Nếu bế trẻ cần giữ tư thế thẳng lưng cho trẻ, để đầu trẻ hơi nghiêng.Không ẵm trẻ một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa.

Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Bệnh viêm tai giữa cấpcó thể diễn tiến dẫn đến nhiều bệnh lý tai giữa khác như VTG thanh dịchVTG mủ, VTG có biến chứng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên.

Hai triệu chứng chính của VTG cấp ở trẻ em là đau tai và sốt. 

  • Trẻ lớn đã biết nói thường kêu đau trong tai hoặc bị nặng tai, trẻ bé thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu. 
  • Trẻ nhũ nhi chưa biết nói thường có biểu hiện quấy khóc, kích thích vật vã, dụi tai vào ngực mẹ, ngoài ra trẻ có rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy.

Điều trị VTG cấp bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu đau vẫn không giảm, phải chỉ định chọc màng nhĩ như trường hợp bác sĩ đã xử trí cho con chị. Chỉ định chọc màng nhĩ khi bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, không đáp ứng với điều trị kháng sinh, VTG cấp mưng mủ, màng nhĩ phồng dọa vỡ.

VTG nếu điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức nghe do vậy chị cứ yên tâm. Vấn đề quan trọng là phòng biến chứng của VTG, nếu thấy trẻ có biểu hiện đau và sốt lại thì phải đi khám ngay. Chú ý giữ vệ sinh mũi họng để phòng VTG.

Nguồn: Bệnh viện FV

Khoa Xét Nghiệm & Ngân Hàng Máu của bệnh viện FV

Khoa Xét Nghiệm & Ngân Hàng Máu Bệnh viện FV thực hiện nhiều loại xét nghiệm tổng quát theo chỉ định của bác sĩ nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Khoa xét nghiệm Bệnh viện FV được phân chia theo chức năng, ví dụ như vi sinh, huyết học, hóa học, và ngân hàng máu. Tất cả các xét nghiệm đều được thực hiện trên các máy móc và thiết bị phân tích hiện đại và được kết nối với hệ thống thông tin xét nghiệm trung tâm LIS. Công nghệ này đảm bảo mọi xét nghiệm luôn chính xác và kết qủa nhận được không bị nhầm lẫn giữa người bệnh, phòng tránh các sai sót có thể xảy ra. Hệ thống này sẽ tự động đối chiếu kết quả xét nghiệm mới với các kết quả trước của bệnh nhân nếu có.

Khoa Xét Nghiệm & Ngân Hàng Máu của bệnh viện FV

Hội thảo Sống khỏe cùng FV – 3/2014: Bệnh lý và ung thư đường tiêu hóa

Theo thống kê của ngành y tế, số người thực nhiễm bệnh về tiêu hóa ở nước ta hiện lên đến gần 10% dân số, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, táo bón, trào ngược dạ dày - thực quản, đầy hơi khó tiêu..., nặng hơn là viêm loét dạ dày đôi khi biến chứng nôn ói và đi cầu ra máu, thậm chí ung thư dạ dày thực quản và đại tràng; rồi viêm gan mạn tính, viêm tụy với biến chứng ung thư gan - mật - tụy... Điều đáng báo động là những bệnh ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng.

Hội thảo Sống khỏe cùng FV – 3/2014: Bệnh lý và ung thư đường tiêu hóa
Bác sĩ Pierre Joseph Dumas và bác sĩ Phan Văn Thái trình bày tại hội thảo