Hội thảo cộng đồng Sống khỏe cùng FV: Tầm soát sớm đề phòng biến chứng mạch máu não, tắc mạch chi dưới ở bệnh nhân trung niên có nguy cơ cao

Các bệnh lý về mạch máu có những dấu hiệu rất dễ nhận biết nhưng chúng ta thường bỏ qua. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh phải chịu những biến chứng rất nguy hiểm, đa phần gây ra các ca tai biến hoặc đột tử.
htcd mg vi4

Sừng tê giác không trị được ung thư

GS-BS Nguyễn Chấn Hùng nhấn mạnh bệnh ung thư nên điều trị chính quy. Nhiều bệnh nhân nghe chẩn bệnh ung thư là buông xuôi hoặc chạy thầy, chạy thuốc dân gian. Đến khi bệnh nặng thì các cách điều trị bài bản cũng không còn hiệu quả nhiều.
Nhân dịp ra mắt tác phẩm mới Cẩm nang phòng và trị bệnh ung thư, GS-BS Nguyễn Chấn Hùng vừa có buổi giao lưu Sừng tê không trị ung thư với độc giả TP.HCM.
Sừng tê không phải vị thuốc
. Thưa giáo sư, có nhiều lời đồn cho rằng sừng tê giác trị được ung thư, có đúng không?
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng: Đã có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định sừng tê không trị được ung thư. Nghiên cứu của công ty dược uy tín Hoffmann - La Roche công bố năm 1983: “Sừng tê giống như móng tay, lông, tóc, không có tác dụng chống đau, chống viêm, chống co thắt và cũng không có tác dụng kháng khuẩn để chống viêm mũi và vi khuẩn trong ruột”. Nghiên cứu thứ hai của Hội Động vật học London (2005). Người phát ngôn - TS Raj Amin nói: “Không có cơ sở cho thấy bất cứ chất cấu tạo nào trong sừng tê có dược tính. Về mặt y học thì cũng như bạn gặm chính móng tay mình vậy”.
GS Harold Varmus, chuyên gia ung thư hàng đầu, cũng khẳng định: “Bột sừng tê giác không có tác dụng điều trị ung thư”.
Có nghĩa rằng sừng tê không phải là vị thuốc chữa được bệnh gì cả. Tôi có theo dõi nhiều người bị các loại ung thư khác nhau. Không thấy ai chỉ dùng “thuốc thần sừng tê” mà khỏi bệnh. Có người biết bị bệnh sớm mà tin sừng tê nên để bệnh trễ mới chịu điều trị chính quy bài bản thì cũng không còn hiệu quả nhiều, mất tiền và mất mạng.

Aspirin có thể giảm ung thư tụy

Tuần rồi, tạp chí nghiên cứu về ung thư Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (thuộc Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Yale (Mỹ) về một biện pháp giúp giảm nguy cơ ung thư tụy.
 Nghiên cứu được thực hiện trên 362 bệnh nhân ung thư tụy và 690 người không mắc bệnh này từ các bệnh viện bang Connecticut (Mỹ) trong thời gian 2005-2009. Tất cả đều được hỏi về lịch sử dùng aspirin cùng các yếu tố khác như cân nặng, hút thuốc, tiểu đường…