Bệnh viện Việt Pháp giảm 10% - 15% cho gói Kiểm tra sức khỏe cao cấp

Từ ngày 1 – 8 đến 31 – 10 – 2014, Bệnh viện Việt Pháp giảm 10% cho cá nhân (chỉ còn 24,300,000 đồng), và giảm 15% cho nhóm từ ba người trở lên (chỉ còn 22,950,000 đồng) thay vì 27,000,000 đồng khi đăng ký gói Kiểm tra sức khỏe cao cấp.


Mức phí này bao gồm ba ngày (không liên tục) để khám lâm sàng, một số thủ thuật tầm soát và xét nghiệm đơn giản tại Phòng khám FV nằm trong tòa nhà tài chính Bitexco, các kiểm tra chuyên sâu khác sẽ được thực hiện tại Bệnh viện Việt Pháp.

bệnh viện fv

Chương trình Kiểm tra sức khỏe cao cấp phù hợp với đối tượng khách hàng là các giám đốc, doanh nhân, VIP, chính trị gia, người nổi tiếng, những người có nguyện vọng được chăm sóc sức khỏe trong điều kiện tốt nhất.

Đây là chương trình kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất trong các chương trình kiểm tra sức khỏe của Bệnh viện Việt Pháp, bao gồm khám và tham vấn với 5 bác sĩ chuyên khoa, siêu âm Doppler động mạch cảnh, chụp cắt lớp toàn thân, xét nghiệm HPV DNA dành cho phụ nữ, tầm soát ung thư toàn diện, và nhiều kiểm tra chuyên sâu khác.

Đặt hẹn khám bệnh, vui lòng gọi:

Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Tổng quát - Bệnh viện Việt Pháp: (84) 54 11 36 60 hoặc (84) 54 11 33 33, máy nhánh 1260

Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Tổng quát – Phòng khám FV: (08) 62 90 61 67
Chuyên viên tư vấn: (08) 62 91 11 67


Hội thảo cộng đồng Sống khỏe cùng FV: Tầm soát sớm đề phòng biến chứng mạch máu não, tắc mạch chi dưới ở bệnh nhân trung niên có nguy cơ cao

Các bệnh lý về mạch máu có những dấu hiệu rất dễ nhận biết nhưng chúng ta thường bỏ qua. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh phải chịu những biến chứng rất nguy hiểm, đa phần gây ra các ca tai biến hoặc đột tử.
htcd mg vi4

Sừng tê giác không trị được ung thư

GS-BS Nguyễn Chấn Hùng nhấn mạnh bệnh ung thư nên điều trị chính quy. Nhiều bệnh nhân nghe chẩn bệnh ung thư là buông xuôi hoặc chạy thầy, chạy thuốc dân gian. Đến khi bệnh nặng thì các cách điều trị bài bản cũng không còn hiệu quả nhiều.
Nhân dịp ra mắt tác phẩm mới Cẩm nang phòng và trị bệnh ung thư, GS-BS Nguyễn Chấn Hùng vừa có buổi giao lưu Sừng tê không trị ung thư với độc giả TP.HCM.
Sừng tê không phải vị thuốc
. Thưa giáo sư, có nhiều lời đồn cho rằng sừng tê giác trị được ung thư, có đúng không?
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng: Đã có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định sừng tê không trị được ung thư. Nghiên cứu của công ty dược uy tín Hoffmann - La Roche công bố năm 1983: “Sừng tê giống như móng tay, lông, tóc, không có tác dụng chống đau, chống viêm, chống co thắt và cũng không có tác dụng kháng khuẩn để chống viêm mũi và vi khuẩn trong ruột”. Nghiên cứu thứ hai của Hội Động vật học London (2005). Người phát ngôn - TS Raj Amin nói: “Không có cơ sở cho thấy bất cứ chất cấu tạo nào trong sừng tê có dược tính. Về mặt y học thì cũng như bạn gặm chính móng tay mình vậy”.
GS Harold Varmus, chuyên gia ung thư hàng đầu, cũng khẳng định: “Bột sừng tê giác không có tác dụng điều trị ung thư”.
Có nghĩa rằng sừng tê không phải là vị thuốc chữa được bệnh gì cả. Tôi có theo dõi nhiều người bị các loại ung thư khác nhau. Không thấy ai chỉ dùng “thuốc thần sừng tê” mà khỏi bệnh. Có người biết bị bệnh sớm mà tin sừng tê nên để bệnh trễ mới chịu điều trị chính quy bài bản thì cũng không còn hiệu quả nhiều, mất tiền và mất mạng.

Aspirin có thể giảm ung thư tụy

Tuần rồi, tạp chí nghiên cứu về ung thư Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (thuộc Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Yale (Mỹ) về một biện pháp giúp giảm nguy cơ ung thư tụy.
 Nghiên cứu được thực hiện trên 362 bệnh nhân ung thư tụy và 690 người không mắc bệnh này từ các bệnh viện bang Connecticut (Mỹ) trong thời gian 2005-2009. Tất cả đều được hỏi về lịch sử dùng aspirin cùng các yếu tố khác như cân nặng, hút thuốc, tiểu đường…

Bác Sĩ Hợp Tác Với Bệnh Viện FV

Các chính sách của Bệnh viện FV được xây dựng nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nền y học Việt Nam. Với mục đích này, chương trình “Bác sĩ cộng tác với Bệnh viện FV” được khởi xướng nhằm tạo điều kiện cho các bác sĩ Việt Nam làm việc và hợp tác với Bệnh viện FV thông qua nhiều hình thức.
BÁC SĨ GIỚI THIỆU BỆNH
Bác sĩ Giới thiệu bệnh không làm việc tại bệnh viện FV. Họ thường giới thiệu bệnh nhân đến Bệnh viện FV để làm các yêu cầu tầm soát (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa) hay thực hiện các thủ thuật như nội soi, tán sỏi hoặc gửi bệnh nhân đến bác sĩ bệnh viện FV để khám bệnh, chỉ định nhập viện và điều trị nội, ngoại khoa hoặc ung thư. Sau khi điều trị, Bệnh viện FV sẽ gửi kết quả, hồ sơ bệnh án kịp thời cho bác sĩ giới thiệu bệnh, đồng thời chuyển bệnh nhân về tiếp tục điều trị với bác sĩ giới thiệu bệnh.
BÁC SĨ HỢP TÁC
Bác sĩ Hợp tác không làm việc tại Bệnh viện FV nhưng có quyền chỉ định bệnh nhân của mình nhập viện tại FV và sử dụng các trang thiết bị của bệnh viện để điều trị, phẫu thuật và hỗ trợ các ca sanh nở cho bệnh nhân của mình. Bác sĩ hợp tác được các nhân viên của bệnh viện FV hỗ trợ, gồm nhân viên phòng Phát triển Dịch vụ Y khoa thư ký y khoa, nhân viên phòng phẫu thuật, ê kíp gây mê và các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện FV. Các bác sĩ được mời hợp tác với bệnh viện FV dựa trên uy tín của họ trong cộng đồng y khoa Việt Nam. Nhân viên phòng Phát triển Dịch vụ Y khoa sẽ hỗ trợ các bác sĩ sắp xếp lịch phẫu thuật, hỗ trợ bệnh nhân nhập viện, đồng thời hoàn tất các thủ tục hành chính. Các bác sĩ hợp tác khi hành nghề y tại bệnh viện FV đều được bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Họ và các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia chương trình bảo hiểm y tế Vietnam Care của bệnh viện FV. Đây cũng là một trong những phúc lợi mà bệnh viện FV dành cho tất cả nhân viên.

Bệnh viện FV ra mắt Chương trình kiểm tra sức khỏe cao cấp

wellcheckup
Nhằm đáp ứng một cách toàn diện và linh hoạt các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng, Bệnh viện FV đã nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm chuyên môn để thiết kế một chương trình kiểm tra sức khỏe cao cấp hoàn toàn mới. Chương trình kiểm tra sức khỏe cao cấp phù hợp với đối tượng khách hàng là các giám đốc, doanh nhân, VIP, chính trị gia, người nổi tiếng, những người có nguyện vọng được chăm sóc sức khỏe trong điều kiện tốt nhất. Đây là chương trình kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất trong các chương trình kiểm tra sức khỏe của Bệnh viện FV, bao gồm khám và tham vấn với 5 bác sĩ chuyên khoa, siêu âm Doppler động mạch cảnh, chụp cắt lớp toàn thân, xét nghiệm HPV DNA dành cho phụ nữ, tầm soát ung thư toàn diện, và nhiều kiểm tra chuyên sâu khác.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới và phụ nữ trên 40 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để tầm soát các bệnh ung thư và ba năm một lần đối với những người trên 20 tuổi. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và tiểu đường, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là hết sức quan trọng và thường phải được bắt đầu trước tuổi 40.
Bạn chỉ cần ba ngày (không liên tục) để hoàn tất các kiểm tra khi tham gia Chương trình kiểm tra sức khỏe cao cấp. Bạn có thể thực hiện khám lâm sàng, một số thủ thuật tầm soát và xét nghiệm đơn giản tại Phòng khám FV nằm trong tòa nhà tài chính Bitexco, các kiểm tra chuyên sâu khác sẽ được thực hiện tại Bệnh viện FV.
Bên cạnh các chương trình kiểm tra sức khỏe tổng quát sẵn có, Chương trình kiểm tra sức khỏe cao cấp giúp bạn có thêm lựa chọn để theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của mình. Nhờ đó, bạn có cơ hội phát hiện bệnh sớm và quyết định phương pháp điều trị kịp thời.  Vui lòng xem chi tiết tại đây.
Để tìm hiểu thêm các chương trình kiểm tra sức khỏe hoặc đặt hẹn khám bệnh, vui lòng gọi:
  • Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Tổng quát - Bệnh viện FV:(84) 54 11 36 60 hoặc (84) 54 11 33 33, máy nhánh 1260  
  • Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Tổng quát – Phòng khám FV: (08) 62 90 61 67
  • Chuyên viên tư vấn: (08) 62 91 11 67
  • Thông tin chung: (08) 54 11 33 33


Hoặc gửi email đến: corporateservices@fvhospital.com

Thực phẩm hữu cơ không giúp giảm ung thư!

Những người phụ nữ sử dụng rau quả organic (hữu cơ) suốt 9 năm gần như không giảm tỉ lệ mắc 16 loại ung thư hơn những người không bao giờ sử dụng, theo nghiên cứu của Đại học Oxford.

 Thực phẩm hữu cơ không giúp giảm ung thư!


Bệnh viện FV tài trợ cấp cứu cho cuộc đua ba môn phối hợp Le Fruit Triathlon 2014


Ngày 31 – 5 – 2014, cuộc đua ba môn phối hợp Le Fruit Triathlon 2014 do công ty TNHH Mạo hiểm Việt sẽ tổ chức tại bãi biển Hồ Tràm, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cuộc thi thường niên lần thứ 13 dành cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn gồm các nội dung chạy bộ, xe đạp địa hình và bơi lội.
Bệnh viện FV tài trợ cấp cứu cho cuộc đua ba môn phối hợp Le Fruit Triathlon 2014

Bệnh viện FV sẽ tài trợ xe cấp cứu và đội ngũ bác sĩ cùng điều dưỡng của khoa Cấp cứu cho sự kiện này.

Facebook: https://vi-vn.facebook.com/BenhVienFV

Cơ hội mới chữa hết bệnh ung thư máu

Protetin TIF-90 là tác nhân quan trọng gây ung thư máu vừa được nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường phát hiện, mở ra hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

TIF-90 là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tổng hợp ribosome ở các tế bào ung thư máu cấp tính, dẫn đến việc tăng sinh và phát triển nhanh dòng tế bào ung thư này. Đây là protein từ một dạng phiên mã khác của một protein từng được biết trước đây TIF-IA. So với dạng nguyên thủy, TIF-90 biểu hiện vượt trội hơn trong các tế bào ung thư máu cấp tính và có hoạt tính mạnh hơn rất nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, tác giả chính của nghiên cứu về ung thư máu. Ảnh:NVCC..

Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường, tác giả chính của nghiên cứu về ung thư máu. Ảnh:NVCC..

Nguyên nhân gây đau cột sống lưng và cách điều trị

Phần lớn các ca đau cột sống thắt lưng không có nguyên nhân bệnh lý mà chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ làm làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi. 
 
Nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng
Đau thắt lưng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho tuổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống ( di truyền), vẹo cột sống, ung thư di căn cột sống thắt lưng, gãy xương sống thắt lưng...
 
Trong một ngày dù bạn đứng, ngồi hay cúi lưng cột sống vẫn phải chịu đựng sức nặng của cơ thể. Vì phải chịu sức nặng như vậy nên các bệnh lý ở cột sống rất dễ phát sinh, nhất là khi cột sống phải “làm việc ngoài giờ”. Áp lực tăng gấp ba lần lên các đĩa đệm ở cột sống khi bạn chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng đã tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống.
 
Biết cách giữ tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phòng tránh chứng đau thắt lưng và các chấn thương cho cột sống. Những tư thế đúng khi đứng, ngồi, hay mang vật nặng giúp trọng lượng của cơ thể được phân bổ đều khắp cột sống và duy trì độ cong sinh lý tự nhiên của cột sống, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất sức nặng đè lên cột sống. Vì vậy nên hạn chế sự làm việc quá mức của một phần nào đó của cột sống để giảm thiểu sự mệt mỏi hoặc chấn thương.
 
Do đau thắt lưng cấp đa số bắt nguồn từ làm việc sai tư thế nên trong hơn 90% trường hợp, bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng cách bảo tồn đúng đắn (không phẫu thuật) thì sẽ sớm khỏi đau và có thể trở lại với công việc hàng ngày. Thời gian điều trị bảo tồn thường mất khoảng 3 tháng. 
 
Ngoài ra có thể dùng thuốc để điều trị các cơn đau cấp. Tuy vậy, phần lớn các thuốc giảm đau, kháng viêm thường đi kèm với các biến chứng trên bao tử cũng như trên thận. Gần đây, một vài thuốc mới như meloxicam (Mobic), celecoxib, nimesulide… đã giúp giảm đáng kể các nguy cơ này. 
 
Một số mẹo nhỏ để phòng tránh đau thắt lưng:

- Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút
 
- Nên đặt điện thoại ở góc phòng xa chỗ ngồi, đứng gọi điện thoại
 
- Thay đổi tư thế thường xuyên khi đứng trao đổi, thảo luận lâu
 
Bạn cần làm gì khi bị đau thắt lưng cấp tính: 
 
- Khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống/khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn
 
- Nằm nghỉ trên giường nệm dày trong vài ba ngày đầu
 
- Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng càng sớm càng tốt các cơ bụng và cơ thắt lưng để sớm phục hồi
 
- Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ
 
- Có thể áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ: phục hồi chức năng, vận động trị liệu


Sưu tầm bởi bệnh viện fv 

Một số mẹo phòng bệnh viêm họng mùa hè

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, hằng năm cứ đến hè là các bệnh viện tai mũi họng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân có triệu cứng đau họng. Nguyên nhân mắc bệnh do môi trường ô nhiễm, uống nước lạnh kết hợp với thức ăn ướp muối khiến cổ họng bị ngứa rồi viêm. Ngoài ra, viêm amidan cũng là nguyên nhân gây ngứa họng và ho.

Khi bị viêm, bắt buộc chúng ta phải dùng kháng sinh nhưng kháng sinh cũng gây hại cho sức khoẻ và nếu dùng lâu, dùng nhiều cũng gây lờn thuốc. Vậy nên cách tốt nhất là bảo vệ họng không bị viêm:

1. Đừng bao giờ coi thường bàn chải đánh răng vì nó là một trong những nguyên nhân gây viêm họng và miệng do vi khuẩn bám trên bàn chải.
Hãy pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để tẩy uế bàn chải trước khi đánh răng.

2. Cây đinh hương là chất khử trùng tự nhiên rất hiệu quả để điều trị viêm họng và miệng. Nhai một ít đinh hương mỗi sáng (sau khi ngắt bỏ hoa) sẽ bảo vệ họng tránh khỏi những vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập.

3. Tuy nhiên, nếu bạn không thích mùi vị của cây đinh hương, bạn có thể thay thế nó bằng cách nhai 5 đến 6 lá húng quế. Trồng một chậu húng quế nhỏ ở trước nhà vừa làm cảnh và cũng vừa là phương thuốc giúp bạn tránh bị viêm họng mỗi ngày.

4. Một cách đơn giản khác là ép một ít nước gừng tươi (khoảng 3 - 4 ml) vào buổi sáng. Trộn với 5ml mật ong và uống nó sau khi đánh răng. Gừng và mật ong sẽ bảo vệ họng bạn suốt cả ngày.

5. Một loại thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự là nghệ. Nghệ có thành phần chống dị ứng nên rất hiệu quả với chứng viêm dị ứng họng. Để sử dụng nghệ hiệu quả, bạn nên pha một ít muối với 5g bột nghệ trong nửa cốc nước nóng và uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

6. Các cách trên cần được kết hợp với thói quen súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng. Thói quen tốt này sẽ giúp tẩy trùng họng và miệng. Nó có tác dụng bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm trong thời gian dài.


7. Nếu bạn còn lo lắng gì về việc đau họng và cuống phổi do thời tiết và môi trường làm việc ô nhiễm thì có thể nhai một miếng nhỏ đường thô (đường thốt nốt) trong ngày. Đường thốt nốt sẽ làm sạch và giữ cho họng, cuống phổi không bị khô rát. 

Theo benh vien fv 

Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là một dạng viêm xoang khá phổ biến. Viêm xoang hàm có các triệu chứng tương tự với các dạng viêm xoang khác, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin nhận biết dấu hiệu của căn bệnh này.

Những dấu hiệu chung của bệnh viêm xoang

Hầu hết, các trường hợp bị viêm xoang đều có những dấu hiệu chung như đau đầu mặt âm ỉ, người bị sốt, có thể tự cảm nhận thấy mùi thối chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính.

Viêm xoang sàng hàm có liên quan đến các bệnh về răng miệng

Nhận biết các triệu chứng của viêm xoang mũi
Phân biệt triệu chứng viêm xoang hàm cấp và viêm xoang hàm mạn tính
Đa số các trường hợp viêm xoang hàm cấp thường do viêm quanh răng lớn có mủ gây ra. Một số trường hợp do người bệnh bị viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Bệnh nhân bị viêm xoang hàm cấp thường sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Các cơn đau thành từng cơn, lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương, trán và tăng lên khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu. Cũng có trường hợp người bệnh bị lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối.

 Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm mạn thường do viêm mũi xoang, viêm xoang cấp bị mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống….Các bệnh nhân tới khám được kết luận là bị viêm xoang hàm mạn thường có các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ vàng xanh bên bị lệch, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh.

Viêm xoang hàm mạn tính có thể kéo theo viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy… do nuốt phải mủ và các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp-xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng.

Cảnh giác với các triệu chứng của ung thư sàng hàm

Các triệu chứng của viêm xoang hàm đôi khi dễ bị nhầm lẫn với ung thư sàng hàm và ngược lại. Viêm xoang hàm không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin mà còn khó khăn trong giao tiếp. Nhất là khi phải gặp những đối tác quan trọng do cảm thấy có mùi thối như trứng gà ung từ trong mũi bốc ra. Do có nhiều điểm bên ngoài giống nhau nên khi thấy mình có những dấu hiệu lạ, bệnh nhân dễ lo sợ mình bị ung thư. Để có kết luận chính xác nhất, người bệnh cần tiến hành sinh thiết tổ chức tại hốc mũi , chụp phim xoang. Trường hợp thấy xoang hàm bên bệnh mờ hơn so với bên lành, không có hình ảnh phá hủy xương thì đó là viêm xoang. (trong ung thư thành xoang bị đẩy dồn, giãn rộng và phá hủy).

Theo benh vien fv 

Nên lựa chọn cắt mắt 2 mí hay bấm mí

Biến đôi mắt 1 mí nhỏ, kém linh động thành mắt 2 mí to tròn, long lanh là nhu cầu có thật của rất nhiều người Việt. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện 2 phương pháp tạo mắt 2 mí nổi bật đó là cắt mí mắt và bấm mí. Nhưng lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với bạn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về 2 kỹ thuật này và có được lựa chọn phù hợp.

Cắt mắt 2 mí là gì?

Cắt mắt 2 mí theo công nghệ Hàn Quốc là một cuộc tiểu phẫu nhỏ, thời gian mổ chỉ từ 30 đến 45 phút. Trước mổ, quí khách được cho uống thuốc giảm đau. Đối với những người không yên tâm hoặc hơi lo lắng sẽ được dùng thuốc an định thần kinh trước mổ. Phương pháp này mang lại đôi mắt 2 mí vĩnh viễn và được biết như 1 kỹ thuật tạo mắt 2 mí phổ biến nhất từ trước tới nay.

Bấm mí Hàn Quốc là gì?

Bấm mí là cách nhẹ nhàng nhất giúp bạn có được đôi mắt 2 mí như ý. Không để lại sẹo và ít đau nhất có thể là thế mạnh của kỹ thuật này. Với bấm mí, nếp gấp trên hai mí mắt sẽ được tạo chính xác tới từng milimet nhờ dụng cụ chuyên dùng nhấn mí cùng bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mỹ của Bác sĩ. Sau khi nhấn mí, mắt không bị sưng mà chỉ giống như vừa mới khóc. Mắt sẽ hết sưng trong vòng khoảng 1 tuần (tùy cơ địa).

Ưu điểm của bấm mí

Mắt hai mí to, rõ và hài hòa với khuôn mặt sau phẫu thuật.
Kỹ thuật đơn giản, ít đau và sưng, thời gian phục hồi nhanh.
Ít gặp các trường hợp như mắt hai bên không bằng nhau.
Không có sẹo vì không phải phẫu thuật
Thời gian bấm mí nhanh (15phút).
Thời gian tồn tại vĩnh viễn.

Ưu điểm của cắt mí Hàn Quốc

Mắt to, đẹp, mí sâu và sắc sảo.
An toàn, ít đau, nhanh hồi phục.
Mí mắt luôn có bề rộng tự nhiên
Sau cắt mắt thì mí luôn rõ và không có hiện tượng mí sụp
Góc mắt rộng

Tồn tại vĩnh viễn trọn đời

Theo benh vien fv 

Mang bầu khi mới ngừa ung thư cổ tử cung

Em đang trong thời gian chích ngừa ung thư cổ tử cung. Em chích được 2 mũi và còn một mũi nữa nhưng lại phát hiện mình có thai. 

Như vậy có nguy hiểm cho em bé không thưa bác sĩ? Và sau khi sinh xong em chích nốt mũi thứ 3 có được không ạ? Em xin cảm ơn. (Minh Nguyệt)

Mang bầu khi mới ngừa ung thư cổ tử cung
Ảnh minh họa: Thepurplefig.com.

Trả lời:

Chào bạn,

Văcxin phòng ung thử cổ tử cung không có chỉ định dùng khi có thai. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chích ngừa, bạn lỡ có thai thì cũng không có chỉ định phá thai bởi văcxin này không gây dị tật cho thai nhi.
Để thận trọng, bạn nên tuân thủ theo dõi thai và phát hiện dị tật sớm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tiêm nhắc lại mũi thứ 3 ngừa ung thư cổ tử cung sau khi sinh.
Chúc mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội

Nam giới tử vong vì ung thư nhiều hơn phái nữ

Theo Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh quốc, hàng năm có hơn 4,6 triệu nam giới chết vì ung thư trên toàn cầu, trong khi con số này ở nữ giới là 3,5 triệu.

Thống kê cũng cho thấy Trung Âu và Đông Âu là nơi có tỷ lệ tử vong ở nam giới cao nhất. Tại các quốc gia Đông Phi, căn bệnh mới đây được WHO ví như "đại dịch" lại cướp đi sinh mạng của nhiều phụ nữ hơn.  

Nick Ormiston-Smith, từ Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh nhận định: "Sự sai khác tỷ lệ tử vong giữa hai giới là do nam giới có xu hướng mắc phải những bệnh ung thư khó chữa trị như ung thư bàng quang, gan, phổi và thực quản".

Hàng năm, trên thế giới có hơn 14 triệu người được chẩn đoán ung thư và tỷ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nữ 25%. Hiện nay, ung thư là nguyên nhân gây ra tới 16% số ca tử vong, trong đó bốn loại ung thư gây tử vong hàng đầu là ung thư phổi, ung thư gan, ung thu da day và ung thư ruột.

Các chuyên gia cho biết, tuổi tác là một nhân tố nguy cơ bởi khi tuổi thọ gia tăng, số người chẩn đoán mắc bệnh cũng tăng theo đó. Tuy nhiên, lối sống cũng đóng vai trò không nhỏ trong các yếu tố gây bệnh.

"Hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm hút thuốc lá khiến khoảng 100 triệu người chết và nếu cứ tiếp tục như thế, sẽ có khoảng 1 tỷ sinh mạng bị cướp đi vì thuốc lá trong thế kỷ 21", ông Nick bày tỏ sự lo ngại.

"Cả nhân loại đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra những phương pháp chống lại 'cơn thủy triều' ung thư và nâng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc chúng ta phải làm để tìm ra thuốc chữa cho tất cả loại ung thư", giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Ung thư Anh quốc, tiến sĩ Harpal Kumar nhấn mạnh.

Thu Hiền (Theo Dailynewsen)

7 loại gia vị và thảo mộc chống ung thư

Gừng, tỏi, nghệ, bạc hà, ớt… ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị cần thiết, chúng còn có nhiều tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư.

Gừng

Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh từ cảm đến táo bón. Gừng có thể được sử dụng tươi, ở dạng bột (gừng gia vị), hoặc dạng kẹo (mứt gừng, kẹo gừng). Mặc dù hương vị giữa gừng tươi và gừng xay khác nhau nhưng chúng có thể thay thế cho nhau trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn có thể thay thế 1/8 muỗng cà phê gừng xay với 1 muỗng canh gừng tươi nạo, và ngược lại.

Tiêu thụ gừng và các sản phẩm của gừng, ngoài việc có tác dụng như bất cứ loại thuốc chống buồn nôn nào, nó còn có thể giúp cho dạ dày của bạn không bị nôn nao trong khi điều trị bệnh ung thư.

Cây mê điệt (Hương thảo)

Mê điệt hay còn gọi hương thảo là một loại thảo mộc lành tính ở vùng Địa Trung Hải, có lá hình kim và là nguồn giàu chất chống oxy hóa. Vì nguồn gốc của nó nên hương thảo thường được sử dụng trong việc nấu ăn, và là thành phần chính trong gia vị của người Italy. Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp, nước sốt cà chua, bánh mì, và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt bò, và thịt cừu.
Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi hương vị, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn và các vấn đề tiêu hóa khác. Để cải thiện những vấn đề về sức khỏe trên bạn nên uống 3 tách trà hương thảo mỗi ngày.

Nghệ

Nghệ là loại thảo dược trong họ nhà gừng, thường dùng làm cho món cà ri có màu vàng và hương vị hấp dẫn đặc biệt. Chất curcumin dường như là hợp chất hoạt động trong nghệ. Nó đã được chứng minh là có tính chống oxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển ung thư.
Chất bổ sung chiết xuất từ ​​củ nghệ đang được nghiên cứu xem liệu chúng có vai trò như thế nào trong việc ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, bao gồm cả đại tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú, và ung thư da.

Ớt

Ớt chứa capsaicin, một hợp chất giúp giảm đau. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên cọ xát ớt vào vùng da bị đau. Ớt cần được xử lý rất cẩn thận, vì chúng có thể gây bỏng nếu tiếp xúc với da.
Nếu bạn bị đau và muốn khai thác sức mạnh của ớt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ kê đơn loại kem capsaicin. Ớt cho thấy kết quả khá tốt đối với việc điều trị đau do thần kinh sau khi phẫu thuật ung thư.


Tỏi

Tỏi thuộc nhóm Allium với những loại củ như hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây, và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và cũng là một nguồn giàu các chất arginine, oligosaccharides, flavonoids, và selen. Tất cả những loại chất này đều có lợi cho sức khỏe. Hợp chất hoạt động của tỏi, được gọi là allicin tạo cho nó có mùi đặc trưng, sinh ra khi tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát.

Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều tỏi làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy, và vú. Tỏi có thể bảo vệ chống lại ung thư thông qua nhiều cơ chế, bao gồm ức chế nhiễm khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy tái tạo DNA. Tỏi hỗ trợ giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp.

Bạc hà

Bạc hà đã được sử dụng hàng nghìn năm nay nhằm trợ giúp tiêu hóa, làm giảm khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Nó cũng có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm. Bạc hà còn giúp làm dịu các cơ dạ dày và cải thiện dòng chảy của mật, tạo điều kiện cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn.
Nếu bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị ung thư của bạn gây rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tách trà bạc hà. Bạn có thể sử dụng các loại trà bạc hà được bán trên thị trường hoặc tự pha chế bằng cách đun sôi lá bạc hà khô hoặc thêm lá tươi vào nước đun sôi và để trong vài phút cho đến khi trà đậm đặc như mong muốn.
Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Vì lý do này, nó đôi khi cũng được dùng để làm giảm các vết loét miệng do hóa trị và xạ trị, hoặc là một thành phần quan trọng trong phương pháp điều trị cho tình trạng này.

Hoa cúc

Hoa cúc được cho là có nhiều lợi ích trong y học và đã được sử dụng trong lịch sử để điều trị nhiều loại bệnh. Hoa cúc có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, hãy thử uống một tách trà hoa cúc đậm đặc trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của nó.
Nước súc miệng hoa cúc cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và điều trị lở miệng do hóa trị và xạ trị. Cách đơn giản là bạn chỉ cần pha trà, để nguội và súc miệng thường xuyên.
Trà hoa cúc có thể là một cách tốt để kiểm soát vấn đề về tiêu hóa, bao gồm co thắt dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp thư giãn các cơn co thắt bắp thịt, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.

Lan Lan (theo Dummies.com)

Vang đỏ có thể giảm nguy cơ ung thư phổi

Theo kết quả công trình nghiên cứu mới công bố của các nhà khoa học thuộc tổ chức chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente (Mỹ), uống rượu vang đỏ ở mức hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi ở nam giới.
Nghiên cứu này dựa trên việc phân tích các số liệu tổng hợp về tình trạng sức khỏe, nhân khẩu học và thói quen sinh hoạt của hơn 84.000 nam giới ở độ tuổi từ 45-69 trong khoảng thời gian 4 năm (2000-2003). Trong số này sau đó có 210 trường hợp mắc benh ung thu phổi.

Các nhà khoa học đã so sánh, đối chiếu để tìm ra mối liên hệ giữa bia, vang đỏ, vang trắng và rượu đối nguy cơ mắc benh ung thu phổi. Kết quả cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi ở những người uống mỗi tháng một ly rượu vang đỏ giảm trung bình là 2%. Nguy cơ này giảm mạnh nhất (tới 60%) ở những đối tượng hút thuốc lá nhưng uống đều đặn từ 1 đến 2 ly vang đỏ/ngày.

Theo các nhà khoa học, sở dĩ rượu vang đỏ giảm được nguy cơ mắc benh ung thu phổi ở nam giới là vì trong loại rượu này có thành phần chống ôxy hóa cực kỳ có lợi cho sức khỏe.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo cánh mày râu rằng cai thuốc lá vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ ung thư phổi. Họ nhấn mạnh dù uống 1 đến 2 ly vang đỏ/ngày, những người nghiện thuốc lá vẫn phải đối mặt với nguy cơ cao hơn so với những người không hút.

Công trình nghiên cứu này được công bố trên tạp chí "Dịch tễ học ung thư, những dấu ấn sinh học và biện pháp phòng ngừa" của Hội nghiên cứu ung thư Mỹ số ra tháng 10/2008.


Theo TTXVN

Phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ

Ung thư vú là mối đe dọa gây tử vong hàng đầu cho tất cả phụ nữ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn tới tử vong.
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, một vài yếu tố thường thấy ở nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như: phụ nữ trên 50 tuổi; người thân đời thứ nhất (mẹ, chị em gái, con gái) có mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 4 lần; bản thân có ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung; tiểu đường sau mãn kinh; sinh con đầu lòng ở độ tuổi sau 30 hoặc không có con; ăn nhiều chất béo, uống rượu và hút thuốc thường xuyên, chứng béo phì (đặc biệt sau thời kỳ mãn kinh)...

Triệu chứng của bệnh:

Ở giai đoạn đầu, ung thư vú hầu như không có triệu chứng và không có dấu hiệu báo động cho người bệnh. 

Về sau có thể có các triệu chứng sau:

- Có nước hoặc dịch chảy ra từ núm vú hoặc núm vú bị loét.

- Có bướu hoặc khối u ở vú hoặc vùng nách, thường không đau.

- Những thay đổi có thể nhìn thấy được: vóc dáng vú thay đổi, có cảm giác đau núm vú hoặc núm vú lõm vào bên trong, da vú nhăn và sần.

Ở giai đoạn ung thư muộn, vú bị teo cứng lại hoặc phình ra biến dạng, lở loét. Tuy nhiên, một số bệnh khác ở vú cũng có thể gây ra các triệu chứng kể trên, như nang vú, tiết dịch, bọc sữa... do đó khi có những dấu hiệu này, không nên khủng hoảng nhưng vẫn cần đi khám ngay để xác định có phải ung thư không để được điều trị sớm nhất. Vì nếu ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn và kém hiệu quả.

Điều trị

Việc điều trị ung thư vú tốt hay xấu tùy thuộc vào giai đoạn bệnh lúc được phát hiện. Nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sớm, giai đoạn chưa di căn thì điều trị mang lại kết quả tốt. Có một số phương pháp điều trị ung thư vú như phẫu thuật, xạ trị bổ sung sau mổ và nội khoa.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú?

Muốn phát hiện sớm, khi khối u còn nhỏ độ 4-5mm, chỉ có một cách làm tự nhiên là tự khám ngực mình hàng tháng. Nếu phụ nữ có kinh nguyệt thì khám vào ngày sạch kinh. Cách tự khám vú như sau: Đứng trước gương, hai tay xuôi theo người nhìn xem ngực có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không. Sau đó, một tay chống vào hông tay kia vặn và siết đầu vú xem có dấu hiệu rỉ dịch hay chảy máu không. Bạn có thể nằm ngửa, tay trái đưa ra sau gáy, dùng các ngón tay phải ép sát tuyến vú vào thành sườn, đẩy lên xuống để tìm kiếm khối u hoặc mảng dày bất thường (lập lại bước này với vú phải). Sau cùng, dùng phần mềm đầu ngón tay tìm kiếm hạch ở hõm nách. Thời gian tự khám vú tốt nhất là sau khi sạch kinh nguyệt 5 ngày. Nói chung tự theo dõi và khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất. Từ 20 tuổi trở lên, phụ nữ nên tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần và đến bác sĩ chuyên khoa khám vú mỗi năm một lần.

Khi thấy khối u hay bất cứ sự thay đổi nào của vú, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.


Bác sĩ Thu Lan

15 triệu chứng ung thư nam giới hay bỏ qua

Khi có các triệu chứng này nhất định phải đi khám sớm, không nên để muộn. Nhưng khi nói đến đi khám bệnh, người đàn ông thường lười biếng, nhiều người chỉ chịu đi khi bị thúc giục bởi vợ con hoặc người thân.

15 triệu chứng ung thư nam giới hay bỏ qua
Ảnh minh họa

Triệu chứng 1: ngực lớn 

Đàn ông vẫn  có thể bị ung thư vú dù không phổ biến. Bất kỳ khối lớn nào mới  có  trong khu vực vú của một người đàn ông đều cần được kiểm tra bởi bác sĩ.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ xác định một số dấu hiệu đáng lo ngại khác  liên quan đến vú mà nam cũng như  nữ cần phải lưu ý, bao gồm:
- Da lún xuống  hoặc nhăn.
- Núm vú co rút.
- Da bị đỏ hoặc có vảy ở  núm vú hoặc da ngực.
- Dịch ra từ núm vú.

Triệu chứng 2: đau

Khi có tuổi, người ta thường phàn nàn mệt mỏi và đau đớn tăng. Nhưng đau mơ hồ, có thể là một triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư. Hầu hết những người  than đau không nghĩ  là do ung thư.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bất cứ  đau dai dẳng nào cũng cần đi khám bệnh  để  kiểm tra. Các bác sĩ nên  hỏi bệnh sử  cẩn thận, biết thêm các chi tiết, và sau đó quyết định xem tiếp tục kiểm tra tiếp có cần thiết không. Nếu  không phải là ung thư, bạn vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc đi khám bệnh. Bởi vì các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây đau và đưa ra điều trị thích hợp cho bạn.

Triệu chứng 3: các thay đổi ở tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn thường xảy ra ở nam giới độ tuổi từ 20 - 39. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo  đàn ông  nên  được  kiểm tra tinh hoàn  như là một phần của kiểm tra sức khỏe thường quy liên quan đến ung thư. Một số bác sĩ cũng đề nghị  nên tự kiểm tra hàng tháng.

 Bất kỳ sự thay đổi về kích thước của tinh hoàn, chẳng hạn như sự tăng trưởng hay co rút nên có một mối quan tâm.

Ngoài ra, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu sưng nào, hoặc cảm giác nặng nề trong bìu.

Bác sĩ  cần kiểm tra tinh hoàn và đánh giá tổng thể sức khỏe của bạn. Nếu nghi ngờ ung thư, xét nghiệm máu có thể được  chỉ định. Bạn cũng có thể  có một cuộc kiểm tra siêu âm bìu của bạn, và bác sĩ có thể quyết định sinh thiết.

Triệu chứng 4: thay đổi ở các hạch

Nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở các hạch bạch huyết dưới nách hay ở cổ - hoặc ở bất cứ nơi nào khác - nó có thể là một lý do để quan tâm. BS. Hannah Linden (trường y Đại học tổng hợp Washington) nói: “Nếu bạn có một hạch bạch huyết càng ngày càng lớn hơn, và thời gian này dài hơn một tháng, hãy đi khám bệnh”.

Bác sĩ sẽ kiểm tra  cho bạn và xác định bất kỳ vấn đề nào liên quan có thể giải thích sự lớn lên của hạch bạch huyết, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nếu  không bị  nhiễm trùng, bác sĩ thường sẽ sinh thiết.

Triệu chứng 5: sốt

Nếu bạn  bị  sốt không rõ nguyên nhân, nó có thể do ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư sẽ gây sốt tại một số  thời điểm. Thường, sốt xảy ra sau khi ung thư đã lan từ vị trí ban đầu của nó và xâm chiếm một phần khác của cơ thể. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sốt cũng có thể được gây ra bởi bệnh ung thư máu như u lympho hoặc bệnh bạch cầu.
Tốt nhất là không bỏ qua một cơn sốt không tìm được nguyên nhân.

Triệu chứng 6: sụt cân  không cố ý

Giảm cân bất ngờ là một mối lo ngại. Nếu một người đàn ông mất hơn 10% trọng lượng cơ thể của mình trong một khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng, nên đi khám bệnh ngay.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể, hỏi  bạn những câu hỏi về chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn, và hỏi về các triệu chứng khác. Dựa trên thông tin đó,  bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm  cần thiết khác.

Triệu chứng 7:  đau cồn cào vùng bụng và trầm cảm

Bất kỳ đàn ông (hay đàn bà), bị  đau ở bụng và cảm thấy trầm cảm  cần phải đi  kiểm tra sức khỏe. Các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và ung thư tuyến tụy. Các triệu chứng khác của bệnh ung thư tuyến tụy có thể bao gồm vàng da, thay đổi màu phân - thường là màu xám - nước tiểu màu sậm. Cũng có thể xảy ra.ngứa toàn thân
 Hãy yêu cầu  bác sĩ khám cẩn thận và  làm bệnh án cho bạn. Các bác sĩ nên làm các xét nghiệm như siêu âm, CT-Scan hoặc cả hai cũng như các xét nghiệm khác.

Triệu chứng 8: mệt

Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ  khác có thể chỉ ra ung thư ở nam giới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác cũng có thể gây ra mệt mỏi. Giống như sốt, mệt mỏi có thể bị sau khi ung thư đã phát triển. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nó cũng có thể xảy ra  khi bắt đầu bị các bệnh  ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư đại tràng, hoặc ung thu da day.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bạn không hết mệt  với nghỉ ngơi, hãy đi khám bệnh.

Triệu chứng 9: ho dai dẳng

Loại trừ ho do cảm lạnh, cúm, và các bệnh dị ứng, đôi khi do một tác dụng phụ của thuốc, ho kéo dài - được định nghĩa là kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần - hoặc có thay đổi về ho thì không nên bỏ qua. Các kiểu ho này phải  đi khám bệnh. Chúng có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc chúng có thể chỉ ra một số vấn đề khác như viêm phế quản mãn tính hoặc trào ngược acid.

Bác sĩ nên làm bệnh án cẩn thận, khám họng của bạn, nghe phổi của bạn, xác định chức năng của chúng với kiểm tra đo phế dung (spirometry), và nếu bạn là người hút thuốc, cần chụp X-quang.

Triệu chứng 10: khó nuốt

Một số đàn ông có thể bị khó nuốt, nhưng sau đó bỏ qua nó. Theo thời gian, họ thay đổi chế độ ăn uống của họ với một chế độ ăn uống nhiều chất lỏng họ bắt đầu uống canh nhiều hơn nhưng nuốt khó, có thể là một dấu hiệu của một bệnh ung thư đường tiêu hóa (GI), chẳng hạn như ung thư thực quản.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp khó khăn khi nuốt. Bác sĩ nên làm bệnh án  cẩn thận và có thể cho bạn chụp X-quang có chất cản quang. Bác sĩ cũng có thể gửi cho bạn đến một chuyên gia  về nội soi đường tiêu hóa  trên để kiểm tra thực quản và đường tiêu hóa trên.

 Triệu chứng 11: các  thay đổi ở da

Bạn nên cảnh giác không  những thay đổi duy nhất ở nốt ruồi - một dấu hiệu nổi tiếng của ung thư da tiềm ẩn - mà còn các  thay đổi sắc tố da, bác sĩ Mary Daly cho biết. Bác sĩ Daly là một bác sĩ chuyên khoa ung thư và là trưởng khoa  di truyền học lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia.

Bác sĩ Daly cũng nói rằng đột nhiên phát triển chảy máu trên da của bạn hoặc bong da quá nhiều là lý do để đi khám bệnh. Thật khó để nói rằng bao lâu là quá lâu để thực hiện thay đổi ở da, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng không phải chờ đợi lâu hơn vài tuần.

Để tìm ra nguyên nhân gì gây ra những thay đổi da, bác sĩ sẽ  hỏi  bệnh sử và thực hiện khám toàn thân cẩn thận. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư.

Triệu chứng 12: chảy máu nơi không nên có

Bất cứ lúc nào bạn thấy có máu đến từ một phần cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy nó trước, hãy đi gặp bác sĩ. Nếu bạn bắt đầu ho ra máu, khạc nhổ ra máu, có máu trong phân hoặc trong nước tiểu, bạn nên đi khám bệnh. Khi cho rằng máu trong phân chỉ đơn giản là từ bệnh trĩ là một sai lầm  vì nó thể là ung thư ruột kết.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm như nội soi. Đây là một kiểm tra đại tràng bằng cách sử dụng một ống dài linh hoạt với một máy ảnh ở đầu ống. Mục đích của nội soi là để xác định bất kỳ dấu hiệu của ung thư hay tiền ung thư hoặc xác định bất kỳ nguyên nhân khác gây chảy máu.

Triệu chứng 13 : thay đổi ở miệng

Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với bất kỳ mảng trắng nào bên trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi của bạn. Những thay đổi này có thể cho thấy bạch sản, một khu vực tiền ung thư có thể xảy ra với các kích thích liên tục. Tình trạng này có thể tiến triển thành ung thư miệng.

Bạn nên báo cáo những thay đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn. Nha sĩ hoặc bác sĩ nên  hỏi bệnh sử cẩn thận, kiểm tra các thay đổi, và sau đó quyết định những xét nghiệm có thể là cần thiết khác.

Triệu chứng 14: các vấn đề đường tiểu

Như người đàn ông có  tuổi, vấn đề tiết niệu  trở nên thường xuyên hơn.
Những vấn đề này bao gồm:

- Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
- Cảm giác  mắc tiểu cấp bách.
- Một cảm giác không  tiểu hết.
- Không thể để bắt đầu tiểu.
- Nước tiểu rò rỉ khi cười hoặc ho.
- Một sự suy yếu của dòng nước tiểu.

Tuy nhiên, một khi bạn nhận thấy những triệu chứng này, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng kỹ thuật số,  để biết  tuyến tiền liệt  có bị lớn lên không hoặc có các nốt không. Tuyến tiền liệt thường to ra khi người nam có tuổi. Nó thường do một điều kiện không phải ung thư  gây ra được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hoặc BPH (benign prostatic hyperplasia). Khi cần thiết, bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm khác.

Triệu chứng 15: khó tiêu

Nhiều người đàn ông, đặc biệt là khi họ lớn tuổi, họ nghĩ bị “cơn đau tim”  khi họ bị khó tiêu. Nhưng khó tiêu dai dẳng có thể là ung thư thực quản, cổ họng, hoặc dạ dày. Khó tiêu dai dẳng hoặc xấu đi phải được báo cáo với bác sĩ của bạn.
Bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận và đặt câu hỏi về các giai đoạn khó tiêu.
Dựa trên lịch sử bệnh và câu trả lời của bạn cho các câu hỏi, các bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết.


TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (dịch)