Vì thế, cha mẹ không nên cho bé ăn hay bú nằm vì vòi nhĩ (vòi thông giữa tai và vòm mũi họng) của bé ngắn , nằm ngang, và rộng nên khi ăn nằm sữa hay đồ ăn lỏng dễ bị đẩy vào tai giữa gây viêm tai giữa. Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên tập cho trẻ tư thế khi ăn, nếu trẻ có thể ngồi vững thì cho cháu ngồi ghế tập ăn dành riêng cho trẻ nhỏ. Nếu bế trẻ cần giữ tư thế thẳng lưng cho trẻ, để đầu trẻ hơi nghiêng.Không ẵm trẻ một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa.
Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa. Bệnh viêm tai giữa cấpcó thể diễn tiến dẫn đến nhiều bệnh lý tai giữa khác như VTG thanh dịch, VTG mủ, VTG có biến chứng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên.
Hai triệu chứng chính của VTG cấp ở trẻ em là đau tai và sốt.
- Trẻ lớn đã biết nói thường kêu đau trong tai hoặc bị nặng tai, trẻ bé thường kéo tai để làm giảm bớt sự khó chịu.
- Trẻ nhũ nhi chưa biết nói thường có biểu hiện quấy khóc, kích thích vật vã, dụi tai vào ngực mẹ, ngoài ra trẻ có rối loạn tiêu hóa, ăn kém, nôn, tiêu chảy.
Điều trị VTG cấp bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu đau vẫn không giảm, phải chỉ định chọc màng nhĩ như trường hợp bác sĩ đã xử trí cho con chị. Chỉ định chọc màng nhĩ khi bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết, không đáp ứng với điều trị kháng sinh, VTG cấp mưng mủ, màng nhĩ phồng dọa vỡ.
VTG nếu điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến sức nghe do vậy chị cứ yên tâm. Vấn đề quan trọng là phòng biến chứng của VTG, nếu thấy trẻ có biểu hiện đau và sốt lại thì phải đi khám ngay. Chú ý giữ vệ sinh mũi họng để phòng VTG.
Nguồn: Bệnh viện FV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét